back to top
26 C
Hanoi
Thursday, 12 September, 2024
Trang chủTin Văn hóaĐiểm tin văn hóaTháng 11/2023: Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố...

Tháng 11/2023: Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ lần thứ IV

Ngày 11-8-2023, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã ký Quyết định số 2358/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức “Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ lần thứ IV, năm 2023”. Thời gian dự kiến diễn ra 3 ngày trong tháng 11-2023 tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Theo đó, Bộ VHTTDL giao Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Gia đình, Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh và các đơn vị liên quan tổ chức “Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ lần thứ IV, năm 2023” với chủ đề: “Gia đình Việt Nam – Điểm tựa hạnh phúc”. Gồm 13 tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.

Ngày hội là sự kiện văn hóa – gia đình tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Đồng thời, các hoạt động của Ngày hội nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam nói chung và những nét giá trị văn hóa đặc trưng của gia đình miền Tây Nam bộ nói riêng, góp phần xây dựng và hình thành hệ giá trị gia đình trong tình hình mới. Ngày hội đồng thời cũng là nơi các gia đình văn hóa tiêu biểu gặp gỡ, giao lưu, cùng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Ngày hội mang ý nghĩa thiết thực trong công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; bảo vệ quyền trẻ em. Từ đó, góp phần tích cực xây dựng, hoàn thiện hệ giá trị văn hóa và con người, làm chuẩn mực xây dựng đạo đức, nhân cách và lối sống con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Ngoài chương trình Khai mạc, Bế mạc tổng kết, đánh giá, trao giải, Ngày hội còn diễn ra 4 phần thi:

Phần thi “Gia đình tài năng”, mỗi đoàn chọn 1 gia đình tham gia 2 phần thi biểu diễn nghệ thuật: Phần thi chào hỏi sử dụng các hình thức sân khấu hóa hoặc các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, ngâm thơ, hò, vè, các điệu lý, bài bản tài tử…). Thời lượng tối đa 6 phút/phần thi; Phần thi năng khiếu với hình thức dự thi tiểu phẩm. Thời lượng tối đa 12 phút/phần thi.

Phần thi biểu diễn thời trang chủ đề “Sắc màu yêu thương”, mỗi đoàn chọn 1 gia đình (đầy đủ các thành viên trong gia đình) tham gia phần thi biểu diễn thời trang gia đình, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục và thẩm mỹ của người Việt Nam. Lựa chọn 1 trong các loại trang phục (thường ngày, trang phục lễ, tết hoặc dự tiệc phù hợp với chủ đề của phần thi) cho tất cả các thành viên trong gia đình. Thời lượng: tối đa 5 phút/phần thi.

Phần thi nấu ăn “Món ngon cuối tuần”, mỗi đoàn chọn 1 gia đình (đầy đủ các thành viên trong gia đình) nấu 1 bữa ăn cho 4 khẩu phần (món ăn mang tính đặc trưng của vùng quê Nam Bộ). Thời lượng thực hiện tối đa 60 phút, giới hạn chuẩn bị nguyên liệu trong số tiền 500.000 đồng. Nguyên liệu được sơ chế, tẩm ướp sẵn và chưa qua lửa.

Phần thi “Vui chơi cùng con”, mỗi đoàn chọn 1 gia đình tham gia 2 phần thi trò chơi vận động thể thao “Chuyền thun, tải bóng và đưa bóng vào cầu môn”.

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
- Liên kết -
Đề án: Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam

Bài mới đăng

CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM