back to top
25 C
Hanoi
Thursday, 12 September, 2024
Trang chủTin Văn hóaĐời sống văn nghệ sĩNhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn trở lại với triển lãm 'Hơi...

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn trở lại với triển lãm ‘Hơi thở’

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật. Sau 27 năm không ngừng làm mới mình, lần này ông trở lại với triển lãm 'Hơi thở' tại Hà Nội.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn sinh năm 1952 tại Hà Nội. Chủ đề chính trong các bức ảnh của ông là con người được thể hiện một cách sâu sắc, hoa mỹ và đầy ý niệm.

Hơi thở trong khao khát và mong muốn của ông không chỉ mang tính sinh học để duy trì sự sống mà là sự giao cảm ẩn chứa nội dung giữa người chụp – đối tượng được chụp và người xem. Hai năm gần đây, vạn vật trong đôi mắt của Đỗ Anh Tuấn chỉ còn là một màu đen vô tận. Sự cố nghiệt ngã này làm cho cái gọi là “hơi thở” trong nghệ sĩ ngày càng bừng lên, xôn xao và thèm khát. Ông không muốn bị rơi vào lãng quên hay là một người mù ngồi chờ chết.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Tuấn luôn tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Nhờ cách xây dựng ý tưởng và định hình bức ảnh trong trí tưởng tượng trước khi bấm máy mà đồng nghiệp đặt cho ông biệt danh “người chụp ảnh bằng đầu”. Với sự sáng tạo không ngừng, Đỗ Anh Tuấn đã có những tác phẩm thể hiện theo lối mới ít người từng làm trước đây.

Hơi thở gồm 27 tác phẩm chính phóng khổ lớn và một số bức ảnh cỡ nhỏ hơn với hai chủ đề: ảnh chụp về cuộc sống và ảnh khoả thân nghệ thuật.

Nhà phê bình mỹ thuật Phạm Long viết về Đỗ Anh Tuấn: “Biết nghịch máy ảnh từ năm 14 tuổi, cuộc lãng du của Đỗ Anh Tuấn trong thế giới ảnh ngót 60 năm qua quả là cuộc trải nghiệm nhìn ra thế giới xung quanh và cảm về đời sống bên trong mình.

Hầu như chỉ chơi ảnh đen trắng, cuộc hành hương thẩm mỹ xuyên qua nhiếp ảnh đã mặc nhiên khiến ông hành xử với tâm thế một nhà mỹ học của sáng tối – đậm nhạt, hiếm khi để ý tới vẻ sặc sỡ hoặc bắt mắt của những chủ thể màu mè, phù phiếm. Cũng có thể hình thái ảnh kiệm màu này hợp với lối sống kín đáo, khiêm nhu của cá nhân và gia đình – những người Hà Nội trầm mặc, cổ kính”.

Tác phẩm ‘Thiên thần’.
‘Năm bà cháu’.
‘Trở về’.
‘Ông chủ quán cơm ở phố chợ Đồng Văn’.

Nguồnvietnamnet
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
- Liên kết -
Đề án: Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam

Bài mới đăng

CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM